Tin tức
Tìm hiểu về nhãn/thẻ RFID để sử dụng phù hợp với mục đích
RFID (Radio frequency identification) là một tập hợp của các nhãn thông minh bao gồm các thẻ giao tiếp gần (NFC), các thẻ tần số siêu cao (UHF) và hơn thế nữa. Nếu bạn đang xem xét triển khai một giải pháp RFID, thì điều quan trọng là bạn phải hiểu được sự khác biệt giữa từng loại RFID và lựa chọn đối tác có kinh nghiệm trong việc tư vấn loại thẻ phù hợp cho ứng dụng kinh doanh của bạn
Vậy nhãn/thẻ RFID là gì?
Công nghệ RFID dựa vào sóng radio để gửi và nhận thông tin giữa nhãn và đầu đọc. Ở mức độ đơn giản nhất, đầu đọc RFID sẽ gửi tín hiệu đến nhãn RFID và nhãn sẽ gửi lại tín hiệu mang thông tin.
Thông tin không trùng lặp được cung cấp dưới dạng GS1 Electronic Product Code™ (EPC) – có thể được lập trình thành từng thẻ RFID riêng biệt sau đó được gắn vào các sản phẩm, hộp, pallet hoặc thậm chí các thiết bị có giá trị cao tùy thuộc vào ứng dụng.
Có thể hiểu công nghệ RFID như mã vạch, tương tự như mã vạch, thẻ RFID thường được sử dụng để truy vết nhanh thông tin cấp sản phẩm. Tuy nhiên vì thẻ RFID sử dụng công nghệ sóng vô tuyến, nên chúng không yêu cầu đường ngắm thẳng trực tiếp mới đọc được – có nghĩa là toàn bộ pallet hoặc tải trọng của sản phẩm có thể được đọc nhanh ngang với 700 sản phẩm mỗi giây.
Điều này mang lại cho các thẻ RFID một lợi thế rõ ràng khi thúc đẩy khả năng theo dõi và tối ưu chuỗi cung ứng (được gọi là theo dõi nhãn thông minh).
Ngoài lợi ích trong phân phối và chuỗi cung ứng, nhiều thương hiệu đang tận dụng các thẻ RFID để thu hút khách hàng trong việc trải nghiệm, cho phép người tiêu dùng quét nhãn để truy cập vào các chương trình giáo dục hay các trang dành riêng cho sản phẩm.
Các loại nhãn RFID
Xét về phạm vi tần số, nhãn RFID có 4 loại khác nhau:
NFC (near field communication): thẻ giao tiếp gần
LF (low frequency): tần số thấp
HF (high frequency): tần số cao
UHF (ultra-high frequency): tần số siêu cao
Xét về ứng dụng, có 3 loại nhãn RFID
Hoạt động (active): có năng lượng – có pin và truyền tín hiệu theo chu kỳ, hữu ích trong các ứng dụng theo dõi vị trí (pin trong thẻ hoạt động có thể tăng cường độ mạnh tín hiệu, thẻ có phạm vi đọc dài hơn, lên đến 100 mét). Với chi phí đắt hơn cả, loại thẻ này thường dùng để theo dõi các tài sản có giá trị rất cao, như thiết bị xây dựng, ô tô hoặc ứng dụng trong chăm sóc sức khỏe
Thụ động( passive): không có năng lượng – thẻ chỉ hoạt động khi nhận được tín hiệu radio từ đầu đọc (Năng lượng từ tín hiệu đầu đọc được sử dụng để bật thẻ và truyền tín hiệu mang thông tin trở lại đầu đọc), thường dùng trong theo dõi hàng hóa, pallet với chi phí rẻ.
Bán thụ động (semi-passive): hỗ trợ pin – thẻ có pin nhưng không truyền tín hiệu theo chu kỳ kỳ như thẻ RFID hoạt động, thay vào đó, pin chỉ được sử dụng để bật thẻ khi nhận được tín hiệu – điều này cho phép tất cả năng lượng từ tín hiệu của đầu đọc được truyền ngược lại.